Những lưu ý trước khi sửa chữa nhà ở

Sửa chữa nhà ở là việc cần thiết cho những ngôi nhà cũ kỹ, hư hỏng hay không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Có ba loại làm mới và cải tạo nhà ở là: sửa chữa và duy trì, tân trang, nâng cấp nhà và xây dựng lại. Tùy vào mục đích và kinh phí sửa chữa nhà ở mà bạn sẽ quyết định chọn loại nào cho phù hợp.

Sửa chữa nhà ở là việc cần thiết cho những ngôi nhà cũ kỹ, hư hỏng hay không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng
Sửa chữa nhà ở là việc cần thiết cho những ngôi nhà cũ kỹ, hư hỏng hay không đáp ứng đủ nhu cầSửa chữa nhà ở là việc cần thiết cho những ngôi nhà cũ kỹ, hư hỏng hay không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng

Các loại làm mới và sửa chữa nhà ở

  1. Sửa chữa và duy trì khi nhà của bạn có những vấn đề hư hỏng nhẹ sau một thời gian sử dụng. Như nứt sàn, rò rỉ nước, bong tróc sơn, hư hỏng nhẹ những công trình phụ,… nhưng không ảnh hưởng đến phần kết cấu chính của ngôi nhà
  2. Tân trang và nâng cấp được thực hiện khi nhà bạn đã quá cũ, lỗi thời. Bạn muốn thiết kế lại nội thất, sơn lại nhà hay bạn muốn xây dựng thêm tầng để tăng diện tích sử dụng cho các thành viên.
  3. Bạn cần xây dựng lại khi nhà bạn đã quá cũ kỹ, nhà bị hư hỏng nặng. Khi bạn cảm thấy chi phí sửa chữa nhà quá lớn gần bằng chi phí xây dựng nhà mới.

Xác định kế hoạch trước khi sửa chữa nhà ở

Bạn cần xác định ngôi nhà của bạn  sử dụng loại hình cải tạo nào để lên bản kế hoạch cụ thể cho việc sửa chữa nhà ở. Bản kế hoạch có thể giúp bạn định hướng được toàn bộ việc sửa chữa căn nhà. Giúp bạn xác định được cơ bản phần kinh phí sửa chữa hoặc xây dựng mới. Thông qua đó tránh được việc phát sinh chi phí trong quá trình thi công công trình.

Xác định thời gian sửa chữa: Bạn cần xác định được thời gian tiến hành việc sửa chữa, thời gian hoàn thành công trình để quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng, đúng tiến độ.

Phong thủy khi sửa chữa nhà

Phong thủy là một trong những mấu chốt quan trọng trong quá trình xây dựng cũng như sửa chữa nhà ở. Đa số mọi người đều có quan điểm phong thủy của ngôi nhà quyết định sự suy thịnh trong công việc cũng như cuộc sống của các thành viên sống tại đó. Vậy nên để tránh các yếu tố xấu ảnh hưởng tới bản thân cũng như người thân trong cả gia đình, khi quyết định sửa chữa nhà ở dù là nhỏ nhất bạn cũng cần chú ý đến vấn đề phong thủy phù hợp với bản thân và đa số thành viên trong nhà.                                                             

Kiểm tra lại kết cấu nhà khi sửa chữa

Khi sửa chữa nhà ở thì việc nâng cấp, thêm tầng hoặc mở rộng diện tích, bạn phải xem xét lại nền móng nhà cũ. Xác định móng cũ có đủ vững chắc hay chưa, móng nhà chính là nền tảng nâng đỡ căn nhà vì thế bạn nên khảo sát kỹ móng nhà trước khi tiến hành sửa chữa. Nếu nhà cũ có bản thiết kế, bạn nên làm việc với KTS để xác định độ vững chắc của nền móng cũ có đạt yêu cầu hay không. Nếu không chắc chắn bạn không nên mạo hiểm sửa chữa, thay đổi kết cấu căn nhà quá nhiều.

Ngoài những lưu ý nếu trên còn có các lưu ý khác như việc dự trù kinh phí, lựa chọn thiết kế cho ngôi nhà, chọn nhà thầu thi công xây dựng cũng như việc xin giấy phép xây dựng và các thủ tục giấy tờ liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Xây dựng nhà ở và kinh nghiệm cần thiết Thiết kế nội thất mùa lễ hội cuối năm tại Bình Thuận Thiết kế ban công cho nhà có diện tích nhỏ Thiết kế sân thượng cho nhà phố khu vực Bình Thuận Thiết kế nhà cổ và những điều cần lưu ý Nhà sân vườn xu hướng thiết kế năm 2018